Việc thu âm một bản nhạc thực sự không hề đơn giản, không chỉ với người thu âm mà ngay cả với đội ngũ kỹ thuật viên ở bên trong phòng thu. Nếu quá trình thu âm một bài hát mà phải kết hợp với thu âm nhạc cụ, nhóm bè hoăc dàn hợp xướng thì đòi hỏi kỹ thuật viên phải sử dụng các phương pháp kỹ thuật trong thu âm để đảm bảo được chất lượng âm thanh của bản thu.
Thu âm Stereo là một trong những kỹ thuật thu âm được sử dụng phổ biến và được nhiều kỹ thuật viên lựa chọn. Thu âm Stereo sẽ giúp âm thanh trở nên sống động và tự nhiên, từ đó giúp bản thu có được một chất lượng âm thanh tốt nhất. Bài viết kì này chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu về 4 kỹ thuật thu âm được sử dụng phổ biến khi thu Stereo. Cùng tìm hiểu nhé.
Kỹ thuật X-Y
Sử dụng kỹ thuật X-Y khi thu âm Stereo sẽ giúp bản thu có được một âm hình có chất lượng rất tốt, cách thực hiện kỹ thuật này cũng khá đơn giản.
Yêu cầu khi sử dụng kỹ thuật X-Y: Kỹ thuật thu âm này sẽ sử dụng 2 microphone có cùng kiểu dáng, cùng thương hiệu và cùng polar pattern. 2 mic sử dụng sẽ được đặt chéo nhau từ 90 đến 135 độ, lệch nhau bao nhiêu độ sẽ phụ thuộc vào nguồn phát hoặc yếu tố thẩm mỹ. 2 đầu của mic sẽ được đặt gần nhau nhất có thể, khoảng cách tối đa cho phép là khoảng 30,5cm.
Có một điều mà bạn cần phải lưu ý đó là sau khi thu âm xong, bạn có thể thực hiện pan 2 tín hiệu âm thanh để có được một âm thanh với độ rộng tùy chỉnh.
Kỹ thuật Blumlein
Ưu điểm nổi bật nhất của kỹ thuật Blumlein là dễ dàng thực hiện và âm thanh thu được có được sự tự nhiên nhất. Việc sử dụng kỹ thuật Blumlein khá giống so với kỹ thuật X-Y. Bạn cũng sẽ sử dụng 2 microphone giống nhau với polar pattern Figure-8; 2 mic sẽ được đăt ở vị trí tạo thành với nhau 1 góc 90 độ; 2 mic sẽ được đặt ở vị trí sát nhau nhất có thể. Để thu được âm thanh tốt nhất, bạn có thể pan trái phải với âm thanh thu được từ 2 mic.
Kỹ thuật Mid-Side
Một kỹ thuật khác trong thu âm thanh Stereo đó là kỹ thuật Mid-Side, kỹ thuật này thiết lập cũng khá đơn giản, âm thanh thu được cũng có được độ tự nhiên.
Ở kỹ thuật này, bạn sẽ sử dụng 2 microphone với đặc điểm âm thanh khác nhau. Trong đó, 1 mic sẽ được đặt hướng về nguồn phát để bắt âm thanh trực tiếp. Thường loại mic này sẽ là mic cardioids hoặc omni, bạn có thể dựa trên yêu cầu sử dụng của bản thân để lựa chọn một loại phù hợp. Mic còn lại sẽ được đặt hướng về bên trái hoặc bên phải của mic trên để thu âm thanh gián tiếp, mic này sẽ được đặt ở ngay dưới hoặc trên mic ở trên. Khi thực hiện thu âm xong, tín hiệu mà mic đầu tiên thu được bạn có thể pan vào giữa, tín hiệu ở mic sau sẽ được duplicate hoặc copy sang kênh tín hiệu thứ 2.
Kỹ thuật Spaced Pair
Đây là một kỹ thuật được sử dụng khá phổ biến khi thu âm thanh Stereo tại các phòng thu âm chuyên nghiệp. Kỹ thuật Spaced Pair có được âm hình rộng và rất linh hoạt khi thiết lập. Kỹ thuật này cũng sẽ sử dụng 2 microphone cùng kiểu dáng và polar pattern. 2 mic sẽ được đặt cách nhau 90 đến 300 cm, tín hiệu thu được từ 2 mic bạn có thể pan trái và phải, nhu cầu sử dung của bạn sẽ quyết định đến độ rộng khi pan.
Nhược điểm lớn nhất của kỹ thuật Spaced Pair đó chính là không thực sự phù hợp với những người mới bắt đầu tập thu âm thanh Stereo. Kỹ thuật này khi sử dụng có thể gặp phải các vấn đề về phase, nên nếu sử dụng bạn cần phải nghe kiểm tra trên Mono liên tục. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo được vị trí thiết lập của kỹ thuật và hạn chế các vấn đề phát sinh xảy ra,
4 kỹ thuật thu âm khi thu âm thanh Stereo cũng đã giúp bạn có thể thu được một âm thanh Stereo hoàn hảo nhất như mong muốn.