ky thuat thu am cuc hay

Nếu bạn đã từng thực hiện việc thu âm tại một phòng thu, thì bạn có lẽ đã từng được yêu cầu hát đi hát lại một câu hát hoặc một đoạn nào đó trong bài hát. Nhiều khi bạn cũng không hiểu lý do tại sao phải hát đi hát lại như vậy, mọi vấn đề đều có nguyên nhân, có thể bạn đã mắc phải một lỗi nào đó khi hát như: hơi yếu, giọng hát chênh, phát âm sai, ngữ điệu không đúng, hát sai nhạc,…

Tất nhiên cũng như nhiều người yêu nhạc khác, bạn sẽ không muốn hát đi hát lại nhiều lần khi thu âm và để giúp bạn hạn chế số lần phải hát đi hát lại, tăng độ chính xác khi thu âm, chúng tôi sẽ bật mí cho bạn một số kỹ thuật thu âm cực kỳ hay. Tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây nhé.

Phát âm rõ ràng

Bản thu âm được tạo ra ở phòng thu không chỉ có lời bài hát mà còn có nhạc nền đi kèm, nếu bạn không phát âm rõ ràng câu từ của bài hát trong quá trình thu âm thì bản thu âm của bạn sẽ không nghe rõ được câu từ và lời bài hát như thế nào. Như vậy, người nghe sẽ không biết được nội dung và thông điệp mà bài hát muốn truyền tải là gì.

Do vậy, kỹ thuật thu âm đầu tiên bạn cần phải biết và thực hiện đó là phát âm rõ ràng. Để phát âm các câu từ của bài hát rõ ràng, bạn nên tập đọc mỗi ngày, bạn có thể đọc báo, đọc sách hoặc đọc bất kì một tài liệu nào đó, bạn tập đọc đến khi nào mà tâm trí bạn bị nhập tâm, đến nỗi khi nói chuyện bạn cũng phát âm kỹ từng chữ. Nếu như khi bạn nói chuyện với mọi người mà vẫn chưa tròn chữ, còn vấp thì bạn nên luyện tập tiếp.

Tạo được ngữ điệu mềm mại và uyển chuyển

Ngữ điệu không chỉ cần thiết trong khi giao tiếp, mà trong khi thu âm bạn cũng cần tạo ra những ngữ điệu, việc tạo ra những ngữ điệu sẽ giúp bài hát của bạn có được những điểm nhấn, thể hiện được tình cảm và cảm xúc của bạn trong từng câu của bài hát.

Bạn không nên cố ép mình tạo ra những ngữ điệu trong khi thu âm, mà hãy để việc tạo ra ngữ điệu thực sự tự nhiên, mềm mại và uyển chuyển. Điều này các kỹ thuật viên và nhà sản xuất tại phòng thu Thành Đồng hay các phòng thu khác sẽ để ý cho bạn trong khi thực hiện việc thu âm. Để tạo ra được ngữ điệu tự nhiên, bạn nên tập nói và ghi âm lại giọng nói của mình, sau đó nghe lại xem độ cao bạn tạo ra đã phù hợp chưa. Bên cạnh đó thì bạn cũng có thể luyện ngữ điệu bằng cách thỉnh thoảng hát một giai điệu yêu thích.

Biết cách điều chỉnh âm lượng và tốc độ nói

Nghe thì có vẻ sẽ không liên quan đến việc thu âm, nhưng trên thực tế nếu bạn để ý thì bạn cũng sẽ biết, những người có giọng hát hay thường sẽ có giọng nói rất thu hút. Do vậy, việc điều chỉnh và kiểm soát được âm lượng cũng như tốc độ nói sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong khi thu âm. Bạn nên biết cách điều chỉnh giọng nói của bạn ở một âm lượng vừa phải, đảm bảo các câu từ phát ra đều có sự rõ ràng. Bạn có thể luyện tập bằng cách đứng trước gương để vừa theo dõi được giọng nói khi nói ra và ngôn ngữ của cơ thể. Khi bạn muốn điều chỉnh giọng xuống thấp, thì bạn cần điều chỉnh cho tâm trạng của mình thực sự thoải mái nhất bạn cũng nên biết cách lên xuống trong các câu nói để có được sự thu hút hơn.

Về tốc độ nói thì bạn nên tránh tốc độ đều đều từ đầu đến cuối, nên biết lúc nào cần nhanh và lúc nào cần chậm. Việc điều chỉnh được tốc độ nói cũng sẽ giúp bộ não của bạn hoạt động linh hoạt hơn.

Với những kỹ thuật phòng thu chúng tôi chia sẻ sẽ phần nào giúp bạn có được những bản thu âm chất lượng hơn và bạn dần dần hoàn thiện được những thiếu sót trong giọng hát của mình khi thực hiện thu âm tại phòng thu âm Thành Đồng hoặc bất kì một phòng thu âm nào khác.