Loa và ampli là những thiết bị âm thanh đầu ra của hệ thống âm thanh, chất lượng của 2 thiết bị này và khả năng kết nối, truyền dẫn tín hiệu sẽ quyết định đến chất lượng âm thanh đầu ra.
Để có được một hệ thống âm thanh hoàn chỉnh và đảm bảo được khả năng hoạt động, bạn sẽ phải biết cách đấu ampli với loa, song việc đấu nối ampli với loa thực sự không hề đơn giản nếu như bạn không tìm hiểu thật kỹ, bởi sẽ có khá nhiều vấn đề bạn cần phải chú ý, trở kháng là một yếu tố bạn cần dành sự quan tâm đặc biệt khi đấu loa vào ampli.
Trở kháng là gì?
Trở kháng là một đại lượng đặc trưng thể hiện sự cản trở dòng điện của một mạch điện khi có nguồn điện đi vào. Trở kháng là một khái niệm mở rộng của điện trở ứng dụng trong dòng điện xoay chiều có thêm thông tin về độ lệch pha.
Trở kháng của loa và ampli
Để cách đấu loa vào ampli hiệu quả và phát huy được tối đa công năng của 2 thiết bị này cũng như toàn bộ hệ thống âm thanh thì việc quan tâm đến các thông số kỹ thuật của các thiết bị là điều cần thiết.
Các hệ thống âm thanh hiện tại số lượng loa sử dụng khá đa dạng, song đa số là dùng nhiều loa thay vì một hoặc hai loa như trước đây. Nếu như kết nối nhiều loa với nhau và đấu nối với một ampli thì bạn cần quan tâm đến trở kháng của loa và ampli, điều này sẽ giúp bạn tránh được những hư hỏng cho thiết bị âm thanh cũng như đảm bảo khả năng hoạt động của toàn bộ hệ thống.
Để biết được trở kháng của loa, bạn cần phải tính toán cụ thể điện trở theo công thức đối với từng trường hợp ghép nối tiếp hoặc song song. Ghép nối tiếp trở kháng sẽ cộng dồn vào, còn ghép song song trở kháng sẽ là nghịch đảo các giá trị.
Lựa chọn trở kháng phù hợp trong đấu nối loa và ampli
Việc lựa chọn trở kháng không phù hợp trong kết nối loa và ampli không chỉ ảnh hưởng đến khả năng truyền dẫn tín hiệu, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến loa và ampli. Nếu như tổng trở của loa nhỏ hơn trở kháng của ampli thì ampli sẽ bị quá tải dẫn đến cháy, cho dù điều kiện đấu nối đảm bảo công suất của ampli lớn hơn công suất hoạt động liên tục trung bình của loa.
Như bài viết trước chúng tôi đã chia sẻ, công suất ampli lý tưởng nên lớn gấp đôi công suất trung bình của loa hoặc ít nhất là bằng nhau. Nếu công suất của amplu nhỏ hơn công suất của loa thì âm thanh đầu ra sẽ bị méo, thậm chí sự chênh lệch quá lớn có thể khiến loa bị cháy. Nếu ampli quá yếu thì tín hiệu sẽ ở trạng thái clip và clip quá lâu sẽ làm cho ampli chỉ gửi được dòng điện một chiều vào loa, vì vậy mà màng loa không thể co giãn được như bình thường. Cũng chính vì vậy mà loa sẽ dễ bị cháy.
Đối với loa siêu trầm, bạn lựa chọn ampli cần chú ý đến đáp tuyến tần số và chỉ số kiểm soát âm trầm, điều này sẽ đảm bảo được khả năng chống rung và xóc. Nếu ampli có thể sử dụng được ở tần số từ 20HZ trở lên và chỉ số kiểm soát âm trầm từ 400 trở lên và khi chỉ số càng cao, âm trầm sẽ càng mạnh và càng hay.
Nếu bạn không tự tin với khả năng của mình, thì bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của kỹ thuật viên âm thanh, với kiến thức và kinh nghiệm họ sẽ giúp bạn có một cách cắm loa vào ampli, cách đấu loa 5.1 với ampli tốt nhất. Một hệ thống âm thanh có thể hoạt động được tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào khả năng kết nối giữa các thiết bị âm thanh trong hệ thống. Vì vậy, những chia sẻ trong bài viết này của chúng tôi phần nào giúp bạn có được những kiến thức và thông tin cần thiết để giúp bạn có được một hệ thống âm thanh hoàn chỉnh và đáp ứng được các yêu cầu đặt ra trong quá trình sử dụng, những kỳ vọng của bạn đối với hệ thống âm thanh sẽ được đáp ứng.