Minh Thanh Piano sẽ tổng hợp và chia sẻ với bạn cách điều chỉnh equalizer đơn giản nhất qua đó ứng dụng trực tiếp vào dàn âm thanh của mình, tùy chỉnh để xử lý tín hiệu, chất lượng âm thanh một cách tốt và hiệu quả hơn.
Cách điều chỉnh equalizer sao cho tốt qua đó kiểm soát tín hiệu âm thanh của bộ dàn trong từng sự kiện, chương trình khác nhau cụ thể là kỹ năng cơ bản không thể thiếu với bất kỳ kỹ thuật viên âm thanh nào. Tuy nhiên với những ai mới bắt đầu làm việc trong lĩnh vực này thì equalizer là một thiết bị khá “khó xơi”, nhìn vào có vẻ rất rắc rối với nhiều cần gạt. Điều chỉnh Equalizer tốt sẽ giúp bạn kiểm soát tín hiệu âm thanh hay nói rõ ràng hơn là thay đổi tính chất của âm thanh khi đi qua thiết bị này. Trước khi tìm hiểu về cách điều chỉnh equalizer thì bạn cần biết rõ chức năng chính của thiết bị này trong dàn âm thanh. Có 4 chức năng chính mà equalizer đảm nhiệm:
- Cân bằng tần số âm thanh (tần số thừa cắt bớt, tần số thiếu thêm vào)
- Điều chỉnh âm thanh phù hợp hơn (xử lý khi âm thanh bị vang, mất tiếng bass hoặc dư treble)
- Điều chỉnh âm thanh cho phù hợp với mục đích (chơi nhạc rock cần đổ bass nhiều…)
- Cắt hú cho micro.
Minh họa các cần gạt trên thiết bị xử lý equalizer
Một thiết bị equalizer thông dụng sẽ bao gồm 2 kênh tín hiệu, với 31 cần điều chỉnh mỗi kênh (model equalizer của các hãng thường đi kèm 31×2 hay 231, 3102….), có thể điều chỉnh dải tần số từ 20Hz-20KHz. Có 2 dạng Equalizer: dạng Graphic Equalizer (loại điều chỉnh từng mức tần số một với 31 cần/kênh, sẽ đề cập trong bài viết này) và Digital Equalizer (thường tích hợp trong các loại mixer digital, có thể giao tiếp chỉnh trên máy tính). Trong khuôn khổ giới hạn của một bài viết cũng như phù hợp thiết bị được sử dụng phổ biến hiện nay nên sẽ chỉ đề cập đến cách điều chỉnh Graphic equalizer.
1. Ký hiệu, chức năng các nút trên equalizer
– Input, Output: Mức tín hiệu đầu vào-đầu ra mà bạn thiết lập cho thiết bị. Hãy đặt ở mức 0 dB làm chuẩn cho các thiết bị âm thanh khi giao tiếp với nhau, ở cả mục input và output. Điều chỉnh như thế có nghĩa là bạn đã set cho equalizer không khuếch đại tín hiệu (in=out).
– By pass: Khi bạn ấn nút này nghĩa là bạn không sử dụng những điều chỉnh đã thiết lập trên equalizer nữa, khi đó bên trong thiết bị sẽ tự hiểu nối mạch giữ tín hiệu đầu vào và ra không đi qua tầng effect (không xử lý).
– Lo-cut, High-cut: Ở các chế độ này, bộ xử lý equalizer sẽ “bỏ” những tín hiệu tần số bạn không muốn nó xuất hiện. Ví dụ như Lo-cut sẽ cắt bỏ toàn bộ tần số thấp từ 20-25Hz trở xuống, còn ở chế độ High-cut, các tần số cao từ 18KHz trở lên sẽ bị lọc bỏ. tùy vào các chương trình cụ thể cũng như loa của bạn có thể trình diễn ở những dải tần thấp, cao ra sao mà linh hoạt sử dụng các nút cắt này.
Bộ xử lý Equalizer Soundking SEQ-3013 hiệu quả rất tốt
– Range: Nút này có tác dụng làm thay đổi độ lớn tác động của equalizer lên tín hiệu âm thanh, từ ±12 dB sang ±15 dB, nếu bạn muốn các thay đổi âm sắc thể hiện mạnh và rõ hơn có thể sử dụng ở mức ±15 dB, còn ở điều kiện bình thường thì mức ±12 dB đã là phù hợp.
2. Cách điều chỉnh equalizer
Sau khi hiểu rõ được tính năng của các nút bấm trên thiết bị xử lý tín hiệu này, lúc này bạn sẽ cần quan tâm đến 31 cần gạt của mỗi kênh có trên equalizer. Trước tiên bạn hãy để các cần gạt này ở mức cần bằng 0 dB, sau đó khởi động dàn âm thanh và mở nhạc như bình thường. Thông thường các kỹ thuật viên chuyên nghiệp khi chỉnh equalizer thường sử dụng trên các bản nhạc “tủ” mà họ đã nghe đi nghe lại rất nhiều lần, vì như thế sẽ giúp họ xử lý âm thanh một cách chính xác nhất. Các bản nhạc này sẽ tuyệt với hơn nếu như được chơi kết hợp nhiều loại nhạc cụ: trống, kèn, guitar, organ, piano…. vì như thế cũng sẽ giúp bạn có thêm nhiều dải tần để xử lý hơn.
Một “điều kiện cần” nữa để điều chỉnh equalizer tốt đó chính là phải luyện đôi tai nghe thật tốt, vì hầu như các kỹ thuật viên âm thanh thường phải luyện tập rất nhiều để có thể điều chỉnh, xử lý âm thanh sao cho hay nhất, và cách nhanh nhất không có gì khác ngoài việc luyện đôi tai. Nếu không có một dàn âm thanh tốt để luyện tập, bạn hãy trang bị một chiếc headphone “đủ chuẩn”, có chất lượng ổn, sau đó tập luyện nghe trên các dĩa CD chưa qua chỉnh sửa âm sắc, vì các sản phẩm này khi ra khỏi phòng thu thì đã được chỉnh âm thanh một cách hay nhất có thể rồi. Hãy nghe thật nhuần nhuyễn trước khi tiếp xúc và điều chỉnh dàn thiết bị âm thanh của mình.
Sau khi đã luyện tốt đôi tai nghe, lúc này việc bạn cần làm khi điều chỉnh equalizer đó là chỉnh sao cho loa phát ra âm thanh gần giống nhất với âm thanh đã nghe được từ headphone. Mỗi cần gạt trên equalizer khi điều chỉnh đều tác động đến âm thanh mà loa phát ra, vì vậy hãy chậm rãi điều chỉnh từng cần một, sao cho âm thanh phát ra giống với headphone nhất có thể. Đôi lúc bạn sẽ không nhận ra ngay lập tức khi thay đổi một vài cần cụ thể, hãy bỏ qua và sẽ quay lại đó khi đã điều chỉnh xong một vòng.
Biếm họa đôi tai của các kỹ thuật viên âm thanh thường to “khác người”
Tuy nhiên đây chưa phải là điểm dừng khi điều chỉnh equalizer, vì nếu chỉ như thế bạn đã lãng phí khá nhiều công dụng của thiết bị này. Ampli đóng vai trò khuếch đại tín hiệu trong dàn âm thanh tuy nhiên nó không thể khuếch đại hoàn hảo tất cả các dải tần số, một số chỗ sẽ dư và cũng sẽ có đôi chút chỗ thiếu. Luyện đôi tai tốt sẽ giúp bạn nghe rõ được từng khuyết điểm ấy để tìm ra vị trí dải tần cần nâng, cắt tín hiệu, qua đó chỉnh âm thanh hay và sắc nét hơn. Bạn hoàn toàn có thể gạt một số cần của equalizer lên mức ±15 dB nếu cảm thấy âm thanh hay hơn và tốt hơn sau khi làm như thế. Làm như vậy sẽ giúp bạn tìm ra được chất âm thanh tốt nhất, so với các làm sơ sài ở trên.
Sau khi đã hoàn thành xong các thao tác này, hãy kiểm tra bằng cách nhấn và nhả nút Bypass mình đã đề cập ở đầu bài, so sánh thử xem âm thanh lúc đầu tiên và sau khi điều chỉnh equalizer có hay hơn hay không? Đôi khi nó sẽ không được như ý bạn muốn nhưng hãy cứ kiên trì và điều chỉnh lại, sẽ giúp bạn trang bị những kinh nghiệm quý báu trong việc xử lý tín hiệu âm thanh sau này.
Ngoài ra một tác dụng nữa của equalizer đó là cắt hú cho micro cũng rất được quan tâm. Bạn có thể tìm hiểu điều này trên Internet hoặc sử dụng một số phần mềm như: analyzer hay Frequency.. phổ biến cho các loại điện thoại Andriod, iOS… có thể hiện tần số âm thanh chạy theo dạng điện tử, giúp bạn biết rõ dải tần số gây hú âm thanh để cắt bớt cho micro. Tuy nhiên đừng nên quá lạm dụng điều này, vì nó sẽ khiếm âm thanh micro của người hát, nói không còn được “đầy đủ”, nghe rất dở.
Đó là cách điều chỉnh equalizer đơn giản nhất mà Minh Thanh Piano gợi ý đến bạn. Mỗi kỹ thuật viên âm thanh sẽ có những kỹ năng và cách điều chỉnh không giống nhau, tuy nhiên tất cả đều hướng đến mục đích là làm cho âm thanh hay và phù hợp nhất cho mục đích sử dụng. Vì vậy luyện đôi tai là điều quan trọng không thể bỏ qua. Liên hệ hotline: 0909 798 262 để tư vấn hoặc tìm mua equalizer phù hợp cho dàn âm thanh của bạn.
Ampli, amply loa, lắp thêm loa treble, cách đấu nhiều loa và amply, cách đấu nối tiếp 2 loa, cách đấu 4 loa vào 1 amply, cách đấu tụ cho loa treble, cách lắp thêm loa treble, mach cong suat loa keo, cách đấu nhiều loa vào ampli, cách đấu dây loa, cách đấu loa thùng, loa lời, cách đấu loa, cách gắn thêm loa treble, ampli 4 ohm loa 8ohm, amply hay, cách ghép loa với ampli, ghép 2 video chạy song song, hướng dẫn đấu loa, cách đấu thêm loa treble, cách đấu 2 amply với nhau, cách đấu loa treble, gắn tụ cho loa treble, đấu loa nối tiếp và song song