tu tin khi thu am

Trong các bài viết chia sẻ về quá trình thu âm, chúng tôi cũng đã từng đề cập đến vai trò của việc luyện thanh đối với chất lượng của bản thu âm. Dù là bạn đã có giọng hát hay hoặc chưa có giọng hát hay thì việc tập luyện thanh nhạc vẫn luôn cần thiết.

Luyện thanh nhạc không chỉ giúp bạn có được một giọng hát hay và có nội lực, mà còn giúp bạn tự tin hơn trong quá trình thu âm. Vậy tự luyện thanh nhạc như thế nào? Cùng chúng tôi thực hiện những hướng dẫn dưới đây nhé.

Thanh nhạc có lẽ là một khái niệm khá trừu tượng với nhiều người, song bạn có thể hiểu một cách đơn giản, luyện thanh nhạc là luyện hát đúng với nhạc, luyện giọng, luyện cách lấy hơi, luyến láy các câu từ,..nhờ đó mà việc thể hiện bài hát trở nên có hồn, có cảm xúc và dễ chiếm được trái tim của người yêu nhạc hơn.

Nếu như bạn chỉ cần hát hay hơn, có một giọng hát thu hút hơn và đặc biệt là tự tin khi thu âm bài hát, thì bạn không cần phải tham gia các lớp hoặc khóa học thanh nhạc chuyên nghiệp, bạn hoàn toàn có thể luyện thanh nhạc tại nhà.

Hướng dẫn tự luyện thanh nhạc tại nhà

Tư thế luyện thanh nhạc: Có thể nhiều bạn nghĩ rằng, ngồi sẽ là tư thế phù hợp và thoải mái nhất đối với những người luyện thanh nhạc. Song ngồi lại không phải là một tư thế tốt nhất cho việc luyện thanh nhạc, tư thế được đánh giá cao về hiệu quả đó là tư thế đứng, tư thế này sẽ giúp bạn dễ dàng lấy được hơi và có một giọng hát đầy nội lực hơn. Bạn hoàn toàn có thể nhìn thấy điều này ở các phòng thu âm, khi mà người thu âm thường sẽ phải đứng để hát, họ hoàn toàn không ngồi hát.

Tập lấy hơi: Lấy hơi được xem là một việc rất quan trọng trong khi hát, nếu bạn không biết cách lấy hơi thì giọng hát của bạn dù có hay đến thế nào đi chăng nữa thì cũng không thể truyền tải được cảm xúc tới người nghe, thậm chí còn khiến người nghe cảm thấy khó chịu, bạn có thể sẽ khiến bài hát trở nên kém xuất sắc hơn rất nhiều. Nếu bạn biết cách lấy hơi và điều tiết hơi thở của mình thì bạn sẽ hát rất tốt những note cao hay note trầm của bài hát. Để có được điều đó, bạn sẽ phải tập lấy hơi, bạn đứng thẳng lưng, bụng hơi hóp vào một chút, dùng mũi để lấy hơi và thở ra bằng miệng. Với cách tập lấy hơi này nếu bạn chăm chỉ luyện tập, bạn sẽ có được một giọng hát rõ ràng, mượt mà và có cảm xúc hơn rất nhiều.

Luyện cho giọng hát có nội lực: Một giọng hát có nội lực sẽ giúp bạn có thể hát những đoạn cao hoặc nốt cao mà không bị hụt hơi khi thu âm. Nhưng nếu bạn không luyện tập thì giọng hát của bạn không tự nhiên mà có nội lực được. Bạn có thể tập luyện bằng cách luyện âm rời như a, i hoặc hát tăng dần từ đồ, rê, mi, pha, son, la, si, đô. Mỗi ngày chỉ cần dành vài phút để luyện tập, giọng hát của bạn sẽ khỏe và tốt hơn rất nhiều. Trong khi hát để thu âm, bạn có thể mở rộng miệng hết cỡ, lưỡi sẽ chạm vào phần răng dưới, nhờ vậy mà giọng hát bạn sẽ có nội lực và khỏe hơn khi hát.

Việc luyện thanh nhạc để có thể tự tin hơn khi thu âm không hề quá phức tạp hoặc tốn thời gian, công sức của bạn. Với những hướng dẫn mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên thì bạn hoàn toàn có thể thực hiện luyện thanh nhạc tại nhà một cách rất đơn giản, bạn chỉ cần dành một vài phút mỗi ngày cho việc luyện thanh, cứ đều đặn như vậy bạn sẽ có được một giọng hát hay và cảm xúc hơn rất nhiều.

Tất cả mọi người đều phải luyện thanh nhạc để có được giọng hát hay và nếu như bạn không muốn giọng hát của mình tụt lùi thì nên dành thời gian cho việc luyện thanh nhạc hàng ngày. Chắc chắn rằng, nếu duy trì điều này bạn sẽ cực kì tự tin khi bước vào phòng thu âm.